Sau khi hoàn thành khoá học về lập trình Swift hoặc Objective, chắc bạn đã nóng lòng tìm hiểu lập trình iOS rồi phải không nào. Mở đầu cho chuỗi bài viết về lập trình iOS, mình sẽ hướng dẫn bạn tạo project và làm quen với XCode nhé.

Tạo project lập trình iOS


Bước 1: Khởi động XCode

Toàn bộ nội dung về lập trình iOS sẽ sử dụng XCode (mình cũng đã giới thiệu tại bài “Môi trường và qui tắc lập trình Swift“). Tuy nhiên trong nội dung bài này mình sẽ giới thiệu kỹ hơn một xíu.
Đầu tiên, bạn hãy chạy XCode lên nhé, tại đây bạn sẽ thấy màn hình “Welcome to XCode”. Sau đó bạn hãy click chọn “Create a new Xcode project” trên màn hình để thực hiện tạo project mới.
Lập trình iOS Nếu khởi động XCode mà không thấy màn hình “Welcome to XCode” thì rất có thể trước đó đã bị đóng. Nhưng không sao cả, bạn vẫn có thể tạo project bằng cách sử dụng menu (File -> New -> New project).
Lập trình iOS
➤ Lưu ý: Nếu lần đầu chạy Xcode, thì bạn sẽ được yêu cầu đồng ý với thoả thuận người dùng (User agreement). Bạn hãy cứ chọn đồng ý, sau đó XCode sẽ tải các thành phần bổ sung.

Bước 2: Chọn template cho ứng dụng

Sau khi thực hiện bước trên, bạn sẽ nhận được giao diện như sau:
Lập trình iOS
Đây là màn hình cho phép bạn chọn lại project mà bạn muốn xây dựng. Chúng ta đang học lập trình iOS, vì vậy bạn hãy chọn mục iOS nhé (theo mũi tên). Sau đó, bạn hãy loại loại Application là “Single View Application” và click Next.
➤ Lưu ý: “Single View Application” là dạng project trắng và chỉ có 01 “màn hình” duy nhất. Ban đầu mới làm quen thì bạn chỉ cần thao tác với project này là đủ rồi. Ở đây mình dùng từ “màn hình” là chưa chính xác lắm. Nhưng do bạn đang làm quen nên mình viết như vậy cho bạn dễ hiểu. Dần dần sang đến những bài tiếp theo bạn sẽ được giải thích rõ ràng hơn nhé.

Bước 3: Cung cấp thông tin cho ứng dụng

Tại bước này, bạn sẽ nhận được màn hình yêu cầu cung cấp các thông tin cho project như sau:
Lập trình iOS
  • Product Name: Tên ứng dụng, XCode sẽ sử dụng thông tin này để đặt tên cho project và ứng dụng.
  • Team: Đây chính là team (nhóm) của bạn sẽ cùng thực hiện project này. Nhưng tại thời điểm này bạn chưa cần quan tâm tới nó, mình sẽ giải thích thêm ở phần dưới.
  • Organization Name: Tên nhóm, công ty hoặc tên bạn (ô này bạn cũng có thể để trống nếu không muốn nhập).
  • Organization Identifier: Nhập địa chỉ trang web của bạn nếu bạn có. Nếu không bạn có thể nhập tên bất kỳ, ví dụ: com.example.
  • Bundle Identifier: Thông tin này được tạo tự động dựa trên Product Name và Organization Identifier ở trên.
  • Language: Swift (đây là ngôn ngữ lập trình được sử dụng để viết code).

Màn hình Workspace

Sau khi thực hiện xong 03 bước trên là bạn đã hoàn tất việc tạo project. Xcode sẽ mở một project mới với màn hình workspace.
Trong workspace, có thể bạn sẽ nhìn thấy biểu tượng lỗi với thông điệp là “Signing for FoodTracker requires a development team“. Đừng lo lắng nhé, bạn hãy cứ bỏ qua nó mà vẫn có thể lập trình một các bình thường. Cảnh báo này có nghĩa là bạn cần có một nhóm để phát triển ứng dụng.
Lập trình iOS
➤ Lưu ý: Nếu bạn muốn đưa ứng dụng của mình lên App Store bạn phải đăng ký tài khoản Apple Developer Program. Lúc này bạn sẽ có Apple ID, và ID này cũng sẽ được gán vào đây để có thể chạy ứng dụng trên các thiết bị thật.
OK, việc khởi tạo project về cơ bản đã hoàn thành. Bây giờ chúng ta hãy làm quen với XCode một xíu nhé.

Làm quen với XCode


Xcode bao gồm tất cả mọi thứ bạn cần để tạo một ứng dụng. Nó tổ chức tất cả các file và tài nguyên tạo ra một ứng dụng. Nó cung cấp các trình soạn thảo cho cả code và giao diện. Xcode cung cấp cho bạn bộ giả lập iOS và tích hợp bộ debug mạnh mẽ để bạn có thể build, chạy, và debug ứng dụng của bạn. Bên dưới là các thành phần giao diện của màn hình làm việc mà bạn sẽ sử dụng trong xuyên suốt chuỗi bài học này.
Lập trình iOS
Mình giải thích sơ một xíu nhé:
  • ToolBar: Đây là thanh công cụ của XCode. Tại đây bạn có thể theo dõi trạng thái ứng dụng, chạy thử, bật tắt một vài thành phần giao diện khác.
  • Navigator area: Đây là nơi bạn có thể xem cấu trúc project, trạng thái lỗi,…
  • Editor area: tại đây bạn có thể viết code hoặc thiết kế giao diện.
  • Utility area: nơi cấu hình giá trị cho các thuộc tính của thành phần giao diện.
Có thể thời điểm này bạn chưa nắm hết các thành phần trên. Nhưng không sao cả, với mỗi bài học khi sử dụng thành phần nào thì mình sẽ nói cụ thể hơn.

iOS Simulator


iOS Simulator là một bộ giả lập máy ảo để bạn có thể chạy thử ứng dụng của bạn. Thiết bị ảo này được xây dựng và hoạt động như thiết bị thật. Bên cạnh đó nó còn hỗ trợ bạn cấu hình của tất cả các dòng thiết bị của Apple (iPhone, iPad đủ các đời), điều này sẽ giúp cho bạn có thể thử nghiệm ứng dụng của mình trên nhiều dòng máy mà không nhất thiết phải có thiết bị thật. Để chạy thử máy ảo, bạn thực hiện các bước như sau:
  1. Trong Scheme pop-up menu, chọn bộ giả lập hay thiết bị mà chúng ta muốn ứng dụng của mình thực thi trên đó (ví dụ: iphone 7).
    iOS Simulator
  2. Click Run, ở góc trên bên trái của Xcode toolbar. Hoặc có thể chọn Product -> Run(hoặc Command-R).
    iOS Simulator
    ➤ Lưu ý: Nếu chạy đây là lần đầu tiên chạy máy ảo, Xcode sẽ hỏi bạn có muốn enable developer mode hay không. Developer mode cho phép Xcode truy cập vào các tính năng debug mà không yêu cầu bạn nhập password mỗi lần chạy. Bạn hãy chọn Enable và làm theo hướng dẫn. Nếu bạn chọn Don’t Enable, bạn có thể bị hỏi password sau đó.
    iOS Simulator
  3. Sau khi Xcode kết thúc quá trình build, hệ thống sẽ tự chạy iphone simulator để chạy thử ứng dụng. Kết quả như sau:
    iOS Simulator
Tới đây bạn đã hoàn tất quá trình chạy thử máy ảo. Màn hình lúc này chỉ có màu trắng thôi bạn nhé, do chúng ta chưa xây dựng bất kỳ cái gì lên giao diện.
Bạn muốn học lập trình hãy liên hệ ngay với Mỹ Vân để được nhận ưu đãi từ học viện nhé
Học lập trình tại Đà Nẵng
Học lập trình tại Đà Nẵng 0935029202
Số tài khoản : 56110000942174 BIDV Chi nhánh Đà Nẵng
HUYNH THI MY VAN