Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

Sinh viên nào rồi cũng trải qua thời gian thực tập?

Học kỳ cuối, thời khắc của những băn khoăn, vội vã và những lo toan về vấn đề tốt nghiệp được không? Thực tập nơi nào? Ra trường rồi làm gì tiếp? Học tiếp hay xin việc làm? Xin thì xin việc gì?
Đủ thứ vấn đề đè lên vai chỉ trong vài tháng với những ai đã lững lờ 4-5 năm. Những bạn trẻ năng động hơn chút, có ít kinh nghiệm đi làm thì dễ dàng xin thực tập hơn. Dù có chưa biết thực tập nơi nào hay thực tập cái gì cũng xin các bạn trẻ hãy nhìn nhận việc đó như một trải nghiệm nghiêm túc. Đừng nghĩ rằng trôi qua 3 tháng thực tập chỉ để hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp.
Nói vui chứ nếu trẻ lại 8 năm, vào thời điểm năm cuối như các bạn, tôi sẽ tích cực đi thực tập. Các bạn may mắn hơn chúng tôi thời đó. Không có mấy công ty chứa chấp thực tập sinh, có chứa rồi cũng không giao việc, chỉ cho ngồi đó quan sát, làm mấy cái photo lặt vặt, đi đưa giấy tờ, bảng biểu. Thời của các bạn là thời điểm thuận lợi hơn chúng tôi thời đó, có nhiều chỗ trống cần người làm nhưng lại không có kế hoạch tăng thêm một vị trí chính thức, nên doanh nghiệp chọn phương án tuyển thực tập sinh hoặc fresher (là những bạn mới tốt nghiệp). Thuận lợi ở đây là họ có định hướng tuyển người vào làm để chia sẻ khối lượng công việc, nên họ sẵn sàng đào tạo. Việc đào tạo còn phụ thuộc nhiều vào người được đào tạo, tuy nhiên nếu bạn là người lanh lẹ, biết quan sát và chịu hoc hỏi thì tin tôi đi, 3 tháng thực tập này quý giá hơn rất nhiều thời gian bạn cắm cúi đọc sách.
Nếu là tôi, tôi sẽ lên mạng tìm một số công ty có chương trình tuyển thực tập sinh hoặc đơn giản là vào trang internship.edu đăng ký tài khoản, vào các group nhân sự, đăng một trang thái hỏi đáp, thì sẽ nhận được một số lượng option kha khá cho việc nên thực tập ở đâu. Vị trí gì không quan trọng. Quan trọng là bạn được tiếp xúc thực tế với môi trường công sở, được làm quen với các thiết bị văn phòng, được trao đổi công việc trực tiếp hoặc gián tiếp qua email. Bạn sẽ học được cách viết và trả lời email thế nào đơn giản chỉ cần quan sát email người ta gửi cho bạn, mở đầu ra sao, kết thúc thế nào, chủ đề viết gì, chữ ký ra sao. Một người nhanh nhẹn sẽ dễ dàng học được điều này nếu chịu khó quan sát.
Nếu là tôi tôi sẽ xác định ngành học của mình tốt nghiệp có thể làm những công việc gì, sau đó sẽ tìm hiểu công việc đó là làm gì. Việc này cũng dễ, chỉ cần lên vietnamworks, juniorworks đọc các bảng mô tả công việc của các công ty tuyển dụng để có cái hình dung sơ lược về công việc sẽ làm. Một kế toán là làm những gì, cần kiến thức chuyên môn gì, hoặc một bạn sale là làm gì? cần có chứng chỉ gì. Từ đó xác định các kỹ năng mà mình cần bổ sung thực tế. Dù là vị trí thực tập admin, lễ tân hay sales thì đó cũng là cơ hội hiếm có để bạn quan sát và được phép trải nghiệm, được phép sai, nhưng hãy nhớ chẳng có nhà tuyển dụng nào rộng lượng đến nỗi cho bạn sai n lần. Một lần thì được, hai lần tạm chấp nhận, đến lần thứ ba thì chẳng ai còn kiên nhẫn để bạn “sai” tiếp.
Trước khi đi thực tập bạn cần phải xác định mục tiêu cho mình, trong 3 tháng đó bạn muốn đạt đến điều gì. Đừng nghĩ chung chung rằng, em muốn có kinh nghiệm giao tiếp, hay em muốn biết làm sales là làm gì hay em muốn hiểu việc của admin, em muốn nộp bài tốt nghiệp.
Nếu muốn tăng cường khả năng giao tiếp, tốt thôi, 3 mục tiêu nhỏ hơn là gì? Em có thể bắt máy, đón cuộc gọi hoặc có thể truyền tải nội dung chính xác đến người nhận. Hoặc em có thể tự trình bày một vấn đề với đồng nghiệp mạch lạc, thông tin đầy đủ… Hãy xác định mục tiêu của bạn ngay từ đầu, và xem xét các mục tiêu đó hàng tuần. Ví dụ tuần này mình được giao những gì? đã làm được những gì? cần phải cải thiện thêm cái gì. Mỗi khi làm bất kỳ việc gì, hãy để tâm vào việc đó, đó là cách nhanh nhất để bạn hiểu bản chất của vấn đề.
Hãy tập đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề, ví dụ: làm thế nào để em…? có phải nên làm …abc không? thay vì hỏi em phải làm sao. Mỗi người ai cũng bận, chính vì họ bận nên mới có vị trí thực tập của bạn. Tuy nhiên họ sẽ không từ chối khi bạn nhờ giúp đỡ, nhưng chỉ khi chính bạn cũng đã nghĩ qua vấn đề đó và cần sự trợ giúp của họ. Không ai rãnh đến mức đi quan sát bạn để hỏi bạn cần giúp gì không đâu nhé. Đừng tự ảo tưởng rồi cảm thấy cả thế giới như chống lại mình, họ không hỗ trợ mình, họ bỏ mặc mình. Tư tưởng đó chỉ làm bạn càng lúc càng đi lùi.
Thực tập là khoảng thời gian ý nghĩa, cho chính các bạn trong chặng đường sắp tới. Vì nhà tuyển dụng sẽ để ý những bạn đã có thời gian thực tập. Ít nhất họ tin rằng bạn hiểu thế nào là môi trường làm việc, đã từng làm qua, có thể không tốt, có thể chưa liên quan nhưng bạn vẫn sáng hơn những bạn “trắng tinh”.
Những bạn may mắn có thể được giữ lại, nếu không thì tiếp tục thực tập thêm 3 tháng nữa cho một vị trí khác xem thế nào. Bạn nghĩ sao nếu một nhà tuyển dụng sẽ thấy CV của bạn điểm qua 2 vị trí thực tập “có mục đích”. Có mục đích ở đây là “em biết em chưa tìm được cơ hội phù hợp nên em sẳn sàng tìm cơ hội thực tập khác có liên quan đến định hướng nghề nghiệp của em để thử sức mình thay vì lăn tăn tìm không được việc và chọn đại”. Là một người tuyển dụng, tôi tin rằng bản thân tôi sẽ đánh giá cao bạn ứng viên nào có suy nghĩ đó.
Bạn muốn học lập trình hãy liên hệ ngay với Mỹ Vân để được nhận ưu đãi từ học viện nhé
Học lập trình tại Đà Nẵng
Học lập trình tại Đà Nẵng 0935029202

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét