ĐÃ CÓ 1 NĂM KINH NGHIỆM!
Không ít các bạn sinh viên IT ra trường, với bằng khá, giỏi lại nhận được cái lắc đầu của rất nhiều công ty IT, trong khi đó, nhiều bạn khác không quá nổi bật trong trường lớp lại được nhận vào các công ty công nghệ hàng đầu. Tại sao lại có sự khác biệt đó? Làm cách nào để sinh viên IT vừa ra trường, nhưng lại có 1 năm kinh nghiệm trong ngành? Hãy cùng JUNIORWORKS xem vì sao nhé:
Trong khi bạn đang lo lắng đến tương lai thất nghiệp khi ra trường vì không có kinh nghiệm thì rất nhiều bạn sinh viên vừa vào chuyên ngành đã nhận được rất nhiều lời mời cộng tác từ các ông lớn công nghệ với mức lương hấp dẫn. Dạo quanh các trang thông tin tuyển dụng, có thể thấy rằng hầu hết mọi doanh nghiệp khi tuyển nhân sự đều đưa kinh nghiệm lên làm yêu cầu tiên quyết. Nhưng sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp không nhận thì lấy kinh nghiệm ở đâu? Đây chỉ là một câu chuyện nói về sự đổ lỗi. Là cho sinh viên thụ động hay do nhà tuyển dụng không tạo cơ hội? Thật ra, không nhất thiết phải đi làm chính thức thì mới có kinh nghiệm. Với đặc thù có thể vừa học vừa làm của ngành công nghệ, sinh viên hoàn toàn có thể chủ động tạo kinh nghiệm cho mình ngay từ những ngày vừa bước vào đại học.
Làm việc tự do
Đối với nhiều doanh nghiệp họ cho rằng mỗi trải nghiệm đều mang lại những kỹ năng. Với những kiến thức đã học được và đam mê sẵn có bạn hoàn toàn có thể chủ động nắm bắt kinh nghiệm thông qua việc làm một freelancer.
Freelancer là người làm việc tự do với các công việc như lập trình máy tính, thiết kế web, thiết kế đồ họa, phát triển website, biên dịch…Viết code dạo hay cài win dạo cũng là khái niệm quen thuộc với nhiều sinh viên công nghệ. Những công việc này không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm hay kỹ năng chuyên môn, đồng thời các bạn cũng có thể chủ động về thời gian và kiếm được thêm thu nhập đáng kể.
Nếu bạn là người có đam mê về công nghệ và đã học qua một số ngôn ngữ lập trình, cho dù đó là ngôn ngữ phát triển phần mềm hoặc phát triển web thì bạn có thể nhanh chóng trở nên quen thuộc với cơ bản như HTML5, CSS3, Javascript, hoặc PHP, Ruby, Python, Java để làm các website, ứng dụng trên mobile thì việc còn lại chỉ là tìm kiếm khách hàng và rao bán sản phẩm. Khách hàng của bạn có thể là những người quen, hoặc bất cứ ai…Và các bạn có thể dễ dàng tìm thấy họ qua các trang web dành do freelancer như freelancer.com, vlance.vn, upwork.com …
Hiện nay rất nhiều công ty IT hàng đầu Việt Nam đang tập trung khai thác nhân lực từ các fresher. Đây chính là cơ hội để các bạn có thể tiếp xúc với những ông lớn của ngành công nghệ như IMB, Intel, FPT Software, Microsoft, hay các công ty như Green Global, NEOLAB, Axon active, Minaworks…
Nếu chưa có kinh nghiệm bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh. Đối với vị trí thực tập sinh các công ty thường chỉ xét khả năng suy nghĩ logic, khả năng lập trình, tiềm năng lập trình của bạn. Một số công ty còn có chương trình đào tạo riêng cho thực tập sinh nên đây cũng là cơ hội để các bạn vừa học vừa kiếm thêm thu nhập.
Lợi thế của sinh viên công nghệ là mỗi môn học đều có ứng dụng cụ thể rõ ràng và có thể sử dụng ngay vào thực tế. Và công việc của một thực tập sinh thường chỉ là tìm hiểu project hiện tại, code các module nhỏ, đơn giản, fix bugs, có thể có sự trợ giúp/review của senior…Cho nên các bạn không phải quá lo lắng về trình độ chuyên môn. Mặt khác, ở giai đoạn này các bạn còn có thể tranh thủ học code, học cách thức làm việc, học hỏi kinh nghiệm của senior đi trước.
Đây là cách để sinh viên IT mới ra trường có những trải nghiệm cọ xát thực tế nhất, bên cạnh đó còn giúp sinh viên mở rộng các mối quan hệ và cơ hội hợp tác mới. Nếu thực tập tốt bạn cũng có thể được cân nhắc trở thành nhân viên chính thức, nếu không, vài nhận xét tích cực từ đơn vị thực tập cũng sẽ trở thành điểm cộng trong CV của bạn.
Nếu bạn là dân công nghệ đừng bỏ qua các cuộc thi như S.M.A.C challenge hay Microsoft imagine cup, Hackathon…hay các Event công nghệ lớn, tìm kiếm cho mình kinh nghiệm trong ngành lập trình.
Đây không chỉ là nơi để các bạn khám phá – thể hiện tài năng sáng tạo của bản thân mà còn là môi trường để các bạn có thể giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ nhiều tài năng khác. Trong khi kiến thức giáo dục tại trường đã trở nên lỗi thời thì các sân chơi công nghệ cũng là nơi để các bạn cập nhật những kiến thức mới tối ưu. Đừng ngần ngại bổ sung những thành tích từ các cuộc thi vào CV của bạn bởi vì đây chính là thước đo quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực khi bạn chưa từng đi làm.
Nếu bạn đã biết lập trình Web-application, C#, MVC, OOP, có kiến thức về jQuery, Javascript, HTML5, CSS3 hay hiểu biết Nodejs, Angular, Reactjs… đủ để đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng nhưng lại không có kinh nghiệm thực tế do chưa từng đi làm. Hãy xây dựng mối quan hệ với những người có thể đảm bảo năng lực của bạn trước nhà tuyển dụng. Mối quan hệ có thể bắt đầu từ các giáo sư, người hướng dẫn trong trường. Các buổi hội thảo, tọa đàm từ doanh nghiệp cũng là nơi để bạn có thể gặp gỡ và trao đổi với các chuyên gia đầu ngành. Đừng ngại thể hiện bản thân, hãy để họ được thấy năng lực, khả năng học hỏi và niềm say mê của bạn đối với công việc. Bởi vì rất có thể sau này họ chính là sẽ là người quyết định mức lương của bạn.
“Năng lực làm việc không phải là điều duy nhất mà nhà tuyển dụng quan tâm ở ứng viên. Tính cách, sự đam mê cũng là một trong những yếu tố khiến họ có quyết định hợp tác với bạn hay không”
Bạn có thể lợi dụng sự phát triển của internet để tăng cơ hội tiếp cận với nhà tuyển dụng. Một số người sử dụng website cá nhân kiêm luôn chức năng blog, một số khác sử dụng như một CV, một trang web giới thiệu bản thân online như juniorworks.vn
Đối với một lập trình viên, phát triển thương hiệu cá nhân online là một cách làm rất tốt để bạn có thể tiếp cận các nhà tuyển dụng. Đồng thời việc đó cũng giúp tạo ra cơ hội để bạn làm quen, giao lưu với các lập trình viên khác. Profile cá nhân trên Facebook, Google+ hay Twitter chắc chắn không thể tạo ra sự chuyên nghiệp bằng một website cá nhân mang tên bạn. Đối với một lập trình viên, có một profile đẹp online lại càng cần thiết. Website cá nhân cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực, khả năng sáng tạo, kiến thức và các mối quan tâm của bạn để lựa chọn hợp tác.
Một ngày nào đó, nhà tuyển dụng có thể ghé qua website của bạn và tìm thấy các kĩ năng họ cần, họ sẽ chủ động liên lạc với bạn. Hoặc trường hợp khác, các lập trình viên cùng chí hướng với bạn ghé qua, bạn có thể tìm được một cơ hội hợp tác, hay ít nhất là một cơ hội giao lưu.
Khởi nghiệp
Hẳn các bạn đã quen với khái niệm startup – khởi nghiệp, tôi chỉ xin nhắc lại “khởi nghiệp” là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.
Nếu bạn đã học qua một số ngôn ngữ lập trình và cách thức phát triển web, cộng thêm một ít sáng tạo là có thể cho ra đời ra đời những sản phẩm công nghệ số. Ở thị trường Việt Nam, để bắt đầu các bạn có thể dễ dàng bán được game và phần mềm trên các chợ ứng dụng dưới danh nghĩa một đơn vị cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên đừng gò mình trong suy nghĩ khởi nghiệp chỉ là dành cho những con người mang máu lãnh đạo, phải thật tài năng và dày dặn kinh nghiệm. Startup không nhất định phải thành công, phát triển nếu như bạn chỉ cần học hỏi kinh nghiệm. Thất bại cũng mang lại cho bạn những bài học quý giá va đó cũng là những gì nhà tuyển dụng cần ở bạn.
Đối với một số ngành đặc thù, có thể làm ra sản phẩm cụ thể như lập trình viên, designer, photographer… Các ứng viên có thể tự đầu tư làm cho mình một hồ sơ năng lực (hay còn gọi là porfolio) để gửi kèm cùng CV. Hồ sơ năng lực sẽ là nơi tập trung các sản phẩm mà bạn đã từng thực hiện (hay hợp tác thực hiện) để nhà tuyển dụng có thể hình dung năng lực của bạn một cách rõ ràng nhất
Nếu còn đi học bạn có thể xin tham gia nghiên cứu cùng các giáo sư và người hướng dẫn… Lợi thế của sinh viên công nghệ là có thể kiếm thu nhập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường với những kiến thức đã học được. Viết code dạo, cài win dạo, nhận các dự án freelance như thiết kế web, fixbugs…Nếu có sản phẩm hãy tập hợp chúng lại để tạo thành một hồ sơ năng lực.
Đó có thể là những sản phẩm thành công hoặc thất bại, quan trọng là bạn đã học được những gì trong quá trình thực hiện những sản phẩm đó. Hãy chỉ cho nhà tuyển dụng thấy những gì bạn đã học được.
Lời kết
Cho nên không thể đổ lỗi cho doanh nghiệp khi họ yêu cầu kinh nghiệm ở một sinh viên vừa ra trường. Bởi vì những gì mà họ muốn ở bạn – người họ sẽ bỏ tiền ra thuê đó là năng lực và lòng đam mê, kinh nghiệm trong CV thực chất chỉ là những dòng chữ đảm bảo cho năng lực của những người hoàn toàn mới. Giá trị cốt lõi của một người đi làm đó vẫn là năng lực và đam mê, nếu chưa có kinh nghiệm hãy cho họ thấy tất cả những gì bạn có.
Bạn muốn học lập trình hãy liên hệ ngay với Mỹ Vân để được nhận ưu đãi từ học viện nhé
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét