Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

Tổng quan ngành Công nghệ thông tin

D. Khoa học máy tính

Thật ra Khoa học máy tính không hẳn là chuyên ngành, mà nó là một dạng nghiên cứu trong ngành CNTT theo các hướng đi khác nhau như: trí thông minh nhân tạo, xử lý video, âm thanh, v.v
Đây là chuyên ngành phải nói rằng rất là rộng lớn và thâm sâu hơn bao giờ hết. Nó len lỏi từng ngóc ngách vào tất cả các chuyên ngành còn lại. Nó đào sâu mọi thứ, tìm hiểu nguyên nhân, cội nguồn của vấn đề. Nó đào sâu lý thuyết, Toán học, Vật lý, nó có khả năng tạo ra các công nghệ mới. Nó có khả năng cải thiện được thế giới.
Nghe kinh quá phải không? Sự thật là vậy.
Lý thuyết bao giờ cũng là nền tảng của thực hành. Và chuyên ngành Khoa học máy tính (KHMT) chính là chuyên ngành thiên về lý thuyết nền tảng.
Lấy ví dụ luôn đi. Bạn vào Google để tìm kiếm. Làm sao Google trả về kết quả cho ta ngay lập tức trong tích tắc? Google lưu dữ rất nhiều dữ liệu giúp ta tìm kiếm thông tin. Mà nhắc tới dữ liệu thì bạn nhớ đến “cơ sở dữ liệu” đã nói ở chuyên ngành HTTT. Nhưng cơ sở dữ liệu thì chưa đủ. Phải còn nhanh hơn thế nữa, đó chính là Big Data. Bạn sẽ học rất nhiều lý thuyết về Toán học, hệ điều hành Linux (để sử dụng Hadoop) và nhiều thứ khác để có thể lĩnh hội được tốt Big Data. Nếu bạn thích thì hãy theo chuyên ngành KHMT.
Lấy ví dụ khác đơn giản hơn. Hãy tưởng tượng ra một đoàn người đang xếp hàng mua đồ ăn. Người đầu tiên sẽ được phục vụ, sau đó là người thứ hai,… Người nào đến trước phục vụ trước, đến sau phục vụ sau, đó chính là queue. Tưởng tượng một chồng ghế. Bạn xếp ghế 1, sau đó xếp ghế 2 lên trên, sau đó là ghế 3. Khi lấy ghế ra, hiển nhiên bạn sẽ lấy ghế 3 trước, rồi mới ghế 2, rồi ghế 1. Thứ tự bị đảo ngược, đó chính là stack. Bạn có tin chỉ nhờ vào hai ví dụ trên mà ta đã có thể ứng dụng để giúp cho máy tính Casio tính toán được biểu thức. Ví dụ ta nhập “5 + 2/4 – 3” là máy tính trả về kết quả = 2,5. Từ thực tế cuộc sống đi đến việc học lập trình.
Tuy nhiên ví dụ trên chỉ là đơn giản, khi học Khoa học máy tính bạn sẽ đào sâu hơn nữa về thuật toán và cấu trúc dữ liệu. Bạn sẽ nghiên cứu những phương pháp để giải quyết bài toán nhanh hơn, tốt hơn, hay hơn. Máy tính bạn duyệt web chậm, nhờ vào việc cải tiến thuật toán mà biết đâu máy tính duyệt web nhanh hơn, mượt hơn. Nghe nó có vẻ khó hiểu quá phải không nào, thôi từ từ học sẽ hiểu.
Một trong những lĩnh vực hot trong KHMT, đó là trí thông minh nhân tạo. Bạn có biết trí thông minh nhân tạo của người Nhật làm ra có thể sáng tác một đoạn văn ? Bạn có biết xe ôtô lái tự động ? Bạn có biết trí thông minh nhân tạo của Google DeepMind đã đánh bại huyền thoại cờ vây thế giới Lee Se-dol.
Thêm một ví dụ nữa. Ăn trộm ở Việt Nam không được ít cho lắm. Ta sẽ cần lắp camera để quan sát. Đó là bình thường thôi. Với ngành CNTT, ta có thể làm nhiều hơn thế. Camera sẽ thu hình, từ đó máy tính nhận dạng con người, phân tích hành động của họ. Nếu họ có hành động đi qua đi lại một chỗ nhiều lần, có thể là ăn trộm lắm chứ. Như vậy máy tính sẽ khoanh tròn cho ta biết để ta đề phòng chẳng hạn.
Và còn rất nhiều, nhiều cái khác nữa, chuyên ngành KHMT rất rộng. Cái quan trọng nhất là chuyên ngành này học thiên về lý thuyết, mà lý thuyết thì khó nhai. Sẽ rất khó và buồn ngủ nếu bạn chưa có nền tảng tốt.
Google, Microsoft, Facebook,… các hãng lớn rất thích bạn nào học về Khoa học máy tính.

ĐẶC ĐIỂM TRONG NGÀNH CNTT

Đặc điểm 1. Những ngành khác sau khi đi làm về, đầu óc bạn thường được thư giãn, tập trung cho giải trí, vợ con… Tuy nhiên những người làm về CNTT, khi đi làm về họ thường suy nghĩ, trăn trở những vấn đề mà họ chưa giải quyết. Nỗi ám ảnh nhiều khi đi vào cả giấc mơ. Cho nên người làm trong ngành CNTT thường rất bị stress, mệt mỏi, mất nhiều sức khỏe.
Đặc điểm 2. Tự học. Đây là một đặc điểm vừa hay vừa tai hại. Nó hay ở chỗ: nếu bạn thật sự cố gắng, đam mê thì dù bạn vào trường Đại học không tốt, bạn vẫn có thể hơn rất nhiều người. Vì vậy nên những em học sinh thi Đại học chưa đủ điểm để vào trường mình mong ước đừng buồn nhiều nhé. Học ngành CNTT ở Đại học thì 10% là từ giảng đường, 90% tự học. Học CNTT ta không chỉ học riêng nội dung bài giảng là xong, mà còn phải mở rộng ra rất nhiều, tự học bằng Google, bằng khả năng tiếng Anh và nhiều yếu tố khác. Chỉ cần bạn ngừng việc tự học và cập nhật kiến thức trong vài tháng, bạn sẽ trở nên tụt hậu so với công nghệ phát triển không ngừng.
Lý do đó một phần giải thích vì sao có những bạn sinh viên năm 1 năm 2 mà trình độ còn cao hơn nhiều so với vài bạn ra trường đi làm.

NHỮNG HIỂU LẦM CHƯA ĐÚNG

  1. Đọc hết những nội dung trên, có lẽ bạn đã phần nào hình dung được tổng quan ngành Công nghệ thông tin. Nhiều bạn nghĩ học CNTT tức là học lập trình, sai rồi. Học Công nghệ thông tin tức là (xem lại toàn bộ bài viết ở trên đi).
  2. Một trong những quan niệm, suy nghĩ to bự của rất nhiều bạn về một khái niệm trong ngành Công nghệ thông tin, đó là hacker/cracker. Các bạn thường bị ảo tưởng rằng làm hacker chắc là giỏi, là trùm về máy tính, chắc là ăn trộm được mật khẩu wifi thì ta đã là hacker. Hoàn toàn sai lầm. Thật ra thì hacker/cracker đơn giản là một người làm về Công nghệ thông tin, nhưng kiến thức uyên bác, sâu rộng, là người cực kì giỏi về máy tính, giỏi đúng nghĩa. Giỏi đúng nghĩa tức là hiểu được cơ chế hoạt động, từ đó có thể phát hiện ra lỗ hổng bảo mật, từ đó giúp cho phần mềm/phần cứng sửa lỗi tốt hơn. Hacker thường có 2 dạng là hacker về mạng máy tính, họ có khả năng đột nhập vào máy chủ và lấy dữ liệu, điều khiển máy tính người khác, v.v Dạng thứ 2 là hacker lập trình và hệ thống. Họ cực kì giỏi lập trình, am hiểu tường tận nền tảng máy tính bên dưới. Hacker có thể tốt, hoặc là xấu. Nếu hacker tốt (hacker mũ trắng), họ sẽ giúp người khác khắc phục lỗi bảo mật, ngược lại họ sẽ tận dụng để trục lợi (hacker mũ đen).
  3. Một số em học sinh vì thích chơi game nên nghĩ là mình nên vào ngành Công nghệ thông tin ??? Ồ, điều này thật là sai lầm. Game là sản phẩm của ngành Công nghệ thông tin. Nếu như bạn muốn học cách để tạo ra game, thì đó mới là lý do đúng đắn để học ngành này.

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Anh ơi vì sao trường Đại học em muốn vào chỉ có 2 chuyên ngành, không có đủ 4 chuyên ngành như anh nói ở trên ?
Điều này là hoàn toàn bình thường, mỗi trường Đại học có một chương trình học riêng. Chương trình học có thể thiếu, có thể đầy đủ, có thể tách riêng thành những chuyên ngành con nữa.
Ví dụ như có trường ra chuyên ngành “An toàn thông tin”. Thật ra đây là chuyên ngành về bảo mật và chủ đạo là bảo mật về thông tin. Về bảo mật thì sẽ có lấy vài môn bên Khoa học máy tính (mã hóa), bảo mật dữ liệu và database (Hệ thống thông tin), sẽ liên quan kiến trúc máy tính và hệ điều hành (Mạng máy tính).
Ví dụ khác, có trường ra chuyên ngành “Công nghệ thông tin” (trùng tên với ngành luôn). Nói cắt nghĩa ra tức là “công nghệ / thông tin” ==> công nghệ về thông tin. Bạn sẽ học về cách khai thác thông tin và lấy được tri thức (Khoa học máy tính), xử lý cơ sở dữ liệu và thương mại điện tử (Hệ thống thông tin), v.v
2. Cho em hỏi về cơ hội nghề nghiệp của ngành CNTT sau khi ra trường ?
Chỉ cần bạn học giỏi, bạn không bao giờ thiếu việc làm, không bao giờ thu nhập thấp. Mà để giỏi, thì bắt buộc phải có nhiều yếu tố (ví dụ như đam mê, tiếng Anh, kĩ năng IT,… như mình nói ở đầu bài viết).
Còn nếu bạn không đủ giỏi ? Bạn cũng chưa chắc thiếu việc làm, vì nhân lực ngành CNTT ở Việt Nam đang rất thiếu, bạn cố gắng đi thực tập ở công ty để tích lũy kinh nghiệm và nhìn xa hơn. Cái quan trọng là bạn giúp đỡ được cho công ty.
3. Cho em hỏi về lương trong ngành CNTT ?
Ngành CNTT thì lương thường giữ bí mật vì đó là một sự nhạy cảm. Nhìn chung bạn nào mới ra trường lương dao động từ 7 triệu đến 12 triệu (tính vào thời điểm mình viết: tháng 7 năm 2016). Nếu học khá, giỏi thì mức ấy sẽ cao hơn.
4. Anh ơi em đam mê ngành CNTT lắm nhưng em không biết bắt đầu từ đâu ?
Bạn phải có một chiếc máy tính/laptop đã. Hãy mày mò, voọc chúng, hãy cài đặt hệ điều hành, cài đặt những phần mềm mình thích, và học nó. Hãy học theo cách của một chuyên gia: hiểu được các hành động mình đang làm, và hãy tự đặt câu hỏi thắc mắc nhiều thứ. Ví dụ như bạn cài một phần mềm, bạn nhắm mắt click Next Next Next cho xong, như vậy là bạn vẫn học IT đúng cách. Bạn cần phải xem mỗi bước người ta hướng dẫn bạn làm gì, lỡ bước X nó cài đặt thêm phần mềm rác vào gây khó chịu, bạn cứ nhắm mắt ok click Next. Thế là xong phim, tự dưng bạn phát hiện ra các phần mềm đầy tiếng Trung Quốc xuất hiện, rồi máy chạy chậm,…thì bạn đã hiểu được nguyên do.
Bạn sẽ cần học lập trình. Hãy mua một cuốn sách hoặc tìm kiếm sách điện tử trên Google. Bạn cũng cần học tiếng Anh, tiếng Anh rất quan trọng trong ngành CNTT.
Tùy vào định hướng mà tính tiếp. Bạn cũng có thể làm học trò của mình, ha ha ha (xem phần dưới cùng của bài viết).
5. Anh ơi người ta hay nhờ dân IT sửa máy tính. Bạn của em học CNTT mà không biết sửa máy tính cho em ?
Những người trong ngành IT thường không thích điều này, bởi vì có thể họ là dân lập trình, hoặc họ chuyên về nghiên cứu, nên họ có thể chưa thể đủ kinh nghiệm giúp bạn. Dân IT không phải là thánh, không phải cái gì cũng biết, có bạn thì nhờ hack tài khoản Facebook, có bạn nhờ sửa máy in, thậm chí sửa luôn cái điện thoại bị hư pin, thiệt là bó tay.
Dù gì đi nữa, quan điểm của mình là: dân IT thì phải biết kĩ năng IT và tối thiểu phải biết cài đặt, sửa chữa máy tính cơ bản.
KẾT LUẬN
Tóm gọn lại, những bạn nào muốn học về ngành Công nghệ thông tin, cái quan trọng hàng đầu đó là đam mê. Học Công nghệ thông tin là rất khó, nếu thiếu đi sự đam mê sẽ nản và bỏ cuộc. Đam mê ở đây là sự yêu thích sau khi đã trải nghiệm. Nếu ban đầu bạn thấy hay hay, bạn nghĩ chắc là đam mê CNTT rồi, nhưng sau một thời gian trải nghiệm thì phát hoảng, bạn đã sai lầm, bạn chỉ mới thích ban đầu mà thôi.
Mình mất 5 tiếng để viết xong bài blog này. Trong bài viết một số từ ngữ chuyên môn mình né đi, do đó ngữ nghĩa có thể chưa đúng. Có gì bạn hãy thông cảm với một sinh viên chưa ra trường như mình. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho nhiều người.
Tác giả bài viết: Nguyễn Trung Thành.
Sinh viên khoa CNTT – Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM).
VNG Fresher – Zalo group.
Nhà đào tạo về lập trình và CNTT.
Bạn mới vào ngành CNTT, chưa biết học gì ? Bạn học lập trình chưa tốt ?

Bạn muốn học lập trình hãy liên hệ ngay với Mỹ Vân để được nhận ưu đãi từ học viện nhé

Học lập trình tại Đà Nẵng
Học lập trình tại Đà Nẵng 0935029202

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét